Sử dụng mật rỉ đường cho vật nuôi

Sử dụng mật rỉ đường cho vật nuôi

Ngày đăng: 24-11-2015

2,011 lượt xem

SỬ DỤNG MẬT RỈ ĐƯỜNG CHO VẬT NUÔI

1- Sử dụng rỉ mật nuôi gia súc dạ dày đơn

Đối với cả lợn và gia cầm, tỷ lệ rỉ mật trong khẩu phần thường hạn chế do có nguy cơ phân lỏng hay ỉa chảy. Nguy cơ này được coi là do hàm lượng K và Na trong rỉ mật cao hơn là do hàm lượng đường cao (Harland, 1995). Rỉ mật làm giảm hàm lượng VCK của phân lợn do K, Mg và do các tạp chất (Diaz và Ly, 1991).

2- Sử dụng rỉ mật nuôi lợn

Rỉ mật đã được dùng để nuôi lợn ở nhiều nước khác nhau. Có nơi đã dùng tỷ lệ rỉ mật tới 60% trong khẩu phần lợn hậu bị và lợn nái, 25-30% trong khẩu phần lợn choai và lợn vỗ béo. Khi tăng tỷ lệ rỉ mật trong khẩu phần của lơn choai và lơn vỗ béo thì lượng thu nhận và tăng trọng tăng lên nhưng hiệu quả chuyển hoá thức ăn giảm xuống do tăng tốc độ chuyển dời cuat thức ăn trong đường tiêu hoá. Khác với lợn vỗ béo, lợn choai không dễ thích ứng với một tỷ lệ rỉ mật cao trong khẩu phần. Khi tỷ lệ rỉ mật vượt trên

25% nó thường có tác dụng nhuận tràng.

Walker (1985) kết luận rằng lợn con có thể chịu được 15% và lơn nái chửa chịu được 37% rỉ mật trong khẩu phần. R&H Hall (1999) dẫn một số nghiên cứu cho thấy rằng để đảm bảo an toàn tỷ lệ rỉ mật tối đa trong khẩu phần của lợn choai là 5% và lợn vỗ béo là 10-15% và lợn nái chửa là 35%.

Có hai phương pháp sử dụng rỉ mật có thể áp dụng cho lợn:

Sủ dụng rỉ mật như là một thành phần thức ăn truyền thống: Cho rỉ mật vào các khẩu phần ăn dựa trên ngũ cốc thông dụng là một kỹ thuật đã được xác lập nhưng ít có ý nghĩa kinh tế đối với các nước đang phát triển bởi vì hầu hết các hệ thống trộn trong các nhà máy thức ăn thông dụng chỉ chấp nhận được một tỷ lệ rỉ mật tương đối nhỏ (5-10% thức ăn).

Sử dụng rỉ mật làm nền cho các khẩu phần mới: Rỉ mật có thể dung cho lợn ăn ở dạng lỏng được hoà loãng một phần với nước. Thường thì nó được cho ăn kết hợp các thức ăn bổ sung protein như saccharomyces, nấm men và bột cá.

Ở Cuba lần đầu tiên người ta đã nuôi lợn thành công bằng thức ăn lỏng trong đó rỉ mật high-test là nguồn gluxit duy nhất và chiểm tới 70% VCK của khẩu phần (Preston et al., 1968). Rỉ mật high-test cho tốc đọ tăng trọng tương tự như rỉ mật thường trong một thí nghiệm trên bò đực thiến ở Cuba (Preston et al., 1967b). Cũng có thể sử dụng rỉ mật cùng với các phụ phẩm hữu cơ nhà bếp được đun lên để cho lợn ăn.

3- Sử dụng rỉ mật nuôi gia cầm

Harland (1995) kết luận rằng có thể dùng tới 10% rỉ mật trong khẩu phần của gà choai và 20% khẩu phần gà đẻ. Tuy nhiên do có vấn đề là rỉ mật có nhiều K nên gây nhuận tràng. Mặc dù hầu hết gà có biểu hiện tốt khi cho ăn khẩu phần cân bằng có chứa tới 20% rỉ mật, nếu bổ sung quá 4% rỉ mật sẽ dễ dẫn đến gà uống nhiều nước và phân bị ướt. Theo Leeson và Summer (1997) lượng rỉ mật tối đa trong khẩu phân của gà 0-4 tuần tuổi là 1%, còn các loại gà khác là 5%.

Tuy nhiên, đối với gia cầm hiện nay chưa có ứng dụng rộng rãi nào để sử dụng rỉ mật làm thức ăn do những khó khăn liên quan đến tính keo dính của nó.

KMC tổng hợp


CÔNG TY TNHH TMDV PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT KIM MINH

Vp: 38/3B Ấp Tây Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Tel: (028) 62723652 | Hp: 0903368611-0986368611  | Zalo: @Kimminhco

Email: kimminhtrading@gmail.com | kimminhco.611@gmail.com

Webside:  www.kimminhco.com | www.kimminhgroup.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

0903.368.611

0986.368.611

 

SẢN PHẨM

THỐNG KÊ

Tổng truy cập 598,186

Đang online3