Sử dụng rỉ mật làm thức ăn bổ sung

Sử dụng rỉ mật làm thức ăn bổ sung

Ngày đăng: 24-11-2015

1,995 lượt xem

SỬ DỤNG MẬT RỈ ĐƯỜNG LÀM THỨC ĂN BỔ XUNG

Một lượng nhỏ rỉ mật bổ sung vào khẩu phần cơ sở là thức ăn thô thường được xem là có tác dụng kích thích lên men dạ cỏ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy các nguồn chất xơ (vách tế bào) dễ tiêu mới là những thức ăn bổ sung thích hợp nhất cho mục đích này, chứ không phải là gluxit hoà tan (Gutierrez and Elliott, 1984; Silva and Orskov, 1985).

Một lượng nhỏ rỉ mật trong khẩu phần của gia súc nhai lại sẽ đóng một vai trò thích hợp nhất là làm chất mang cho các chất dinh dưỡng khác như urê hay các chất khoáng. Chiến lược nuôi dưỡng trong mùa khô hạn dựa vào việc bổ sung rỉ mật lỏng có chứa 8-10% urê hiện tại được áp dụng trong sản xuất ở Australia (Nicol et al., 1984) và cũng đã được áp dụng thành công ở châu Phi (Preston and Leng, 1986).

Việc phối hợp urê và các chất dinh dưỡng khác trong thành phần của các loại bánh đa dinh dưỡng trên nền rỉ mật là một công nghệ có nhiều hứa hẹn, đặc biệt cho nông dân chăn nuôi quy mô nhỏ nhằm bổ sung cho các loại phụ phẩm cây trồng sẵn có nhưng lại có tỷ lệ tiêu hoá thấp và thiếu các chất dinh dưỡng dễ lên men (Leng and Preston,1984; Sansoucy et al., 1986)..

Bánh dinh dưỡng là một dạng chế phẩm bổ sung được ép thành bánh để bổ sung cho khẩu phần cơ sở là thức ăn thô chất lượng thấp. Bánh dinh dưỡng chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng cần cho VSV dạ cỏ, tức là cung cấp N dễ phân giải, khoáng, vitamin, axit amin/peptit và năng lượng dễ lên men.

Không có một công thức tiêu chuẩn nào cho bánh dinh dưỡng. Một số công thức khác nhau đã được xây dựng để đáp ứng yêu cầu cho từng trường hợp cụ thể tuỳ theo mức độ có sẵn, giá cả và đặc điểm dinh dưỡng của nguyên liệu thô và phụ phẩm có sẵn ở địa phương. Tuy nhiên bánh dinh dưỡng thường được làm từ những nguyên liệu sau đây:

•     Rỉ mật: là một nguồn năng lượng dễ tiêu giúp cho việc sử dụng tốt urê và khoáng, đặc việt là các nguyên tố vi lượng. Không nên hoà loãng rỉ mật vì sự ổn định của nó là một yếu tố quan trọng để sản xuất thành công bánh dinh dưỡng. Rỉ mật không nên chiếm quá 40-50% vì quá nhiều rỉ mật sẽ làm giảm độ cứng của bánh và cần nhiều thời gian để làm khô.

•     Urê: là thành phần ”chiến lược” xét về quan điểm dinh dưỡng. Tỷ lệ của nó thường không quá 10% để tránh nguy cơ ngộ độc.

•     Khoáng: muối ăn không những cung cấp NaCl mà còn giúp cho việc kết dính và khống chế lượng thu nhận. Lượng muối thường dùng nằm trong khoảng 5-10%. Tại những vùng có độ ẩm cao thì muối ăn không nên quá 5%.

Cacbonat canxi, di-canxi photphat và bột xương làm giàu bánh ding dưỡng về Ca và P. Nếu như những nguyên liệu này không có sẵn tại địa phương và/hay đắt quá thì có thể thay bằng vôi hay supephôtphát.

•   Các chất kết dính:

o Xi măng: trộn 10% thường là vừa và không nên dùng quá 15%. Nếu giá xi măng đắt có thể giảm xuống 5% và thay vào đó là dùng đất sét. Với lượng sử dụng trong các giới hạn này xi măng không có ảnh hưởng gì xấu đến gia súc vì thực tế lượng thu nhận rất nhỏ.

o Vôi sống: cần được nghiền thành bột trước khi dùng. Vôi tôi ở dạng bột dễ sử dụng hơn nhưng thường không cho kết quả tốt như vôi sống. Vôi sống nếu dùng như là chất kết dính duy nhất cho kết quả tương tự như xi măng khi dùng với tỷ lệ 10%, nhưng bánh thường có độ cứng kém hơn. Vôi có ưu điểm là bổ sung thêm Ca và làm giảm thời gian làm khô bánh.

o Đất sét: dùng đất sét cho thấy cho kết quả tốt. Việc kết hợp dùng đất sét với xi măng hay vôi sống (5-10%) làm tăng đáng kể độ cứng và giảm thời gian làm khô so với khi chỉ dùng xi măng hoặc vôi.

Các chất xơ: mục đích sử dụng chất xơ ở đây là để hút ẩm làm cho bánh có cấu trúc tốt. Thông thường người ta dùng cám ngũ cốc vì ngoài việc hút ẩm cám còn cung cấp N, năng lượng và P ở dạng dễ hấp thu. Các nguyên liệu khác như bột rơm, bột bã mía, bột dây lạc, bột lá keo dậu có thể dùng để thay thế một phần hay toàn bộ cám.

Các thành phần khác: Một số loại phụ phẩm có thể dùng làm thành phần của bánh dinh dưỡng như khô dầu, chất độn chuồng gà, bột thịt, bột cá, v.v. Cuối cùng bánh dinh dưỡng có thể làm giàu bằng các nguyên tố vi lượng. Các nguồn phốt pho như di-canxi hay mono-canxi phốt phát có thể dùng ở mức 5%.

Đinh Văn Cải và cộng sự (1998) giới thiệu 3 công thức làm bánh dinh dưỡng như sau:

Công thức 1

Công thức 2

Công thức 3

Rỉ mật 52%

 

Bột bã mía 20% Bột dây lạc 20% Urê 3%

Hỗn hợp khoáng 1% Muối ăn 2%

Vôi bột 2%

Rỉ mật 25%

 

Bột bã mía 30% Cám 15%

Urê 10%

 

Xác men 14% CaO 6%

Rỉ mật 40%

 

Bột bã mía 30% Cám gạo 10% Urê 4%

Hỗn hợp khoáng 1% Muối ăn 5%

Bột sắn 10%

Bánh dinh dưỡng tổng hợp có những ưu điểm sau:

- Là một hỗn hợp bổ sung dinh dưỡng có tính chất xúc tác đối với VSV dạ cỏ có lợi cho các quá trình lên men và nhờ vậy mà làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và lượng thu nhận khẩu phần cơ sở cũng như tăng lượng protein cung cấp cho vật chủ nhờ tăng sinh tổng hợp VSV dạ cỏ.

o Là một nguồn bổ sung khoáng thường hiếm khi có sẵn đối với nông dân.

o Dễ vận chuyển và sử dụng.

o Hạn chế nguy cơ ngộ độc urê.

o Có thể sản xuất thủ công và thương mại hoá trong thôn bản.

o Giảm giá thành.

Bánh dinh dưỡng cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

•   Bảo đảm các giá trị dinh dưỡng.

•   Độ cứng thích hợp: không vỡ khi vận chuyển, gia súc dễ ăn để bảo đảm nhu cầu (chịu nén dưới áp lực 5-6 kg/cm2).

•   Độ ẩm cho phép bảo quản được lâu, không bị mốc.

Sử dụng rỉ mật làm nền của khẩu phần

Ở Cuba trong cuối những năm 1960 người ta đã xây dựng các hệ thống nuôi dưỡng gia súc trong đó rỉ mật được dùng như một loại thức ăn chính. Lúc đầu rỉ mật được dùng cho ăn ở nguyên dạng lỏng của nó nhằm giảm chi phí chế biến và tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và bảo quản. Việc xây dựng thành công mô hình vỗ béo bò bằng khẩu phần giàu rỉ mật (Preston et al., 1967a) là một ví dụ cho việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của quá trình tiêu hoá và trao đổi chất của gia súc nhai lại đối với các thức ăn nghèo N giàu gluxit, cụ thể là:

- Tối ưu hoá quá trình lên men dạ cỏ bằng việc bổ sung N dễ lên men (urê) và một ít cỏ xanh chất lượng cao.

- Cân bằng các chất dinh dưỡng cho trao đổi chất bằng việc cung cấp các chất dinh dưỡng thoát qua (không bị phân giải ở dạ cỏ).

Hệ thống ban đầu này dung các loại cỏ như cỏ Voi, cỏ Pangola và thường là ngọn mía làm nguồn thức ăn thô. Thức ăn thô dược dung hạn chế (0,8 kg VCK/100 kg thể trong bò) để cho bò ăn được nhiều rỉ mật. Mức urê sử dụng bằng 2,5% lượng rỉ mật để cos được tỷ lên giữa N và gluxit gần sát với nhu cầu lý thuyết của vi sinh vật dạ cỏ. Bổ sung lưu huỳnh là không cần thiết bởi vì sunphua dioxit được dùng dể tinh lọc nước mía và lượng sunphua tồn dư được tập trung trong rỉ mật. Khi lần đầu áp dụng rộng rãi hệ thống này mang tính thương mại thì bột cá được dung làm nguồn bổ sung protein thoát qua. Tác dụng của việc dung thức ăn này bổ sung vào khẩu khẩu phần dựa trên rỉ mật đối với năng suất của gia súc rất rõ rệt.

Về sau các khẩu phần dựa trên nền rỉ mật được sử dụng theo hướng:

- Sử dụng các loại thức ăn xanh giàu protein để cung cấp phần lớn hay thậm chí toàn bộ protein thoát qua cũng như các yếu tố cần thiết của thức ăn thô.

- Bổ sung phân gia cầm. Phân gia cầm có ảnh hưởng tới tỷ lệ axit béo bay hơi sinh ra trong dạ cỏ của khẩu phần dựa trên rỉ mật do làm tăng tỷ lệ axit propionic và giảm butyric   (Fernandez and Hughes-Jones, 1981; Marrufo, 1984). Điều này một phần giải thích cho kết quả làm tăng tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn khi sử dung phân gia cầm bổ sung cho các khẩu phần dựa trên nền rỉ mật.


CÔNG TY TNHH TMDV PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT KIM MINH

Vp: 38/3B Ấp Tây Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh

Tel: (028) 62723652 | Hp: 0903368611-0986368611  | Zalo: @Kimminhco

Email: kimminhtrading@gmail.com | kimminhco.611@gmail.com

Webside:  www.kimminhco.com | www.kimminhgroup.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

HOTLINE

0903.368.611

0986.368.611

 

SẢN PHẨM

THỐNG KÊ

Tổng truy cập 572,113

Đang online1